Sử dụng như một thuật ngữ để nói về ảnh hưởng của nước Đức ở Liên Minh Châu Âu Đệ Tứ Đế chế Đức

Một số nhà bình luận ở nhiều nơi khác nhau ở Châu Âu đã sử dụng thuật ngữ "Đế chế thứ tư" để nói về tầm ảnh hưởng mà nước Đức hiện đang có trong liên minh Châu Âu.[6][7][8]Ví dụ, Simon Heffer đã viết trên Daily Mail và chỉ ra rằng sức mạnh kinh tế của Đức, được cộng hưởng bởi cuộc khủng hoảng tài chính ở châu Âu chính là cách mà người Đức "lặng lẽ thiết lập một hình thức thực dân hóa kinh tế trên toàn bộ lãnh thổ châu Âu", theo đó Berlin đang sử dụng sức ép từ kinh tế thay vì quân đội để "lật đổ quyền lực của bất kỳ một chính phủ thuộc quốc gia châu Âu nào". Và theo ông, chính điều này đã tạo thành "sự trỗi dậy của Đệ tứ đế chế".[9]Tương tự với ý kiến trên, Simon Jenkins của tờ The Guardian đã nhận định rằng đây chính là "một sự trớ trêu khi mà toàn lục địa châu Âu trong cơn khốn cùng lại tìm kiếm đến... uy quyền tối cao của nước Đức như một cứu cánh".[9] Theo Richard J. Evans của tạp chí New Statesman, thuật ngữ này chưa từng được nhắc đến kể từ khi nước Đức thống nhất và chính phát biểu này đã làm dấy lên làn sóng của chủ nghĩa bài Đức.[9]. Tuy vậy tạp chí The Economist, trong chuyên mục "Charlemagne", đã cho rằng lý thuyết về sự bá quyền của người Đức lại không tương xứng với những gì diễn ra ở hiện tại.[10]

Góc nhìn này gây được nhiều sự chú ý tại Anh trong khoảng thời gian nước này đang thực hiện những cuộc đàm phán Brexit để rồi khỏi liên minh châu Âu.[11]